[NGHỊ LUẬN VĂN HỌC] VỀ THÂN PHẬN NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG XÃ HỘI PHONG KIẾN
Thân bài
Dựa theo lời kể của nhà văn, nhân vật cốt yếu của truyện - Vũ Nương, là một người con gái nết na, thùy mị lại có thêm "tư dung tốt đẹp", những bản chất ấy ta lại thấy rõ hơn trong những hoàn cảnh khác nhau trong suốt văn bản.Trong cuộc sống gia thất, nàng là một người vợ hiền thục và ngoan hiền. Nàng có một người chồng là Trương Sinh, chàng này con nhà khá giả, song lại có tính đa nghi, phòng ngừa quá mức. Thế nhưng Vũ Nương lại có tính khéo léo, lại rất yêu thương chồng mình, nên nàng luôn giữ gìn hạnh phúc gia đình luôn êm đềm và hạnh phúc. Trong những thời gian đất nước gặp vấn nạn, triều đình triệu tập lính để dẹp loạn, Trương Sinh buộc phải đi lính. Trong những giây phút cuối trước khi tiễn chồng mình đi, nàng đã bộc lộ rõ sự yêu thương, mong muốn người chồng của mình trở về. Lời nói của nàng khi thốt ra lại khiến cho mọi người xung quanh xúc động mà thương tâm: "Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám đeo ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo hai chữ bình yên, thế là đủ rồi..." Qua những lời nói đó ta thấy được rằng, nàng luôn mong muốn gia đình của mình hạnh phúc êm đềm, không chỉ vậy, nàng còn thấu hiểu được công việc mà người chồng của nàng phải làm, những ý trong lời nói của nàng thể hiện sự thông cảm mà thương xót cho nỗi vất vả, gian lao của chồng trước khi lâm trận:" Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường, giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao..." Rồi những ngày khi chồng vắng bóng, nàng vẫn luôn làm tròn trách nhiệm vợ hiền, dâu thảo. Một thời gian sau, nàng sinh một đứa con, nàng vừa nuôi nấng con, vừa phải chăm sóc cho người mẹ chồng già yếu đang bị đau ốm. Đến khi người mẹ qua đời vì bệnh tật tuổi già, nàng đã "lo ma chay chu đáo như mẹ đẻ của mình". Qua những lời trăng trối của người mẹ trước khi qua đời, nhà văn đã gửi gắm những niềm cảm thương của mình đối với nàng Vũ Nương, và khẳng định lại phẩm giá đáng quý của nàng cũng như công lao mà Vũ Nương đã dành ra:" ...Trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con chẳng phụ mẹ"Qua những viễn cảnh trên đã thấy được rằng, nhân vật Vũ Nương hội tụ những phẩm chất tuyệt đẹp của người phụ nữ của xã hội phong kiến ở Việt Nam. Một người như nàng đáng để hưởng một cuộc sống êm đềm, hạnh phúc, thế nhưng thực tế xã hội oan nghiệt đã đẩy Vũ Nương vào hoàn cảnh éo le, oan khuất của cuộc đời. Nàng vốn là một người vợ rất mực chung thủy, sắt son, một người con dâu hiếu thảo, vâng phục, vậy mà bây giờ nàng lại bị nghi oan thất tiết. Chỉ vì những câu nói ngây ngô của con trẻ mà đã khiến cho Trương Sinh nổi đóa và hắt hủi, ruồng rẫy nàng. Cũng phải nói đến Trương Sinh chàng là một người vốn đã suy nghĩ không thấu suốt, lại hay ghen ghét, chàng lại không cho Vũ Nương một lời để giải thích mà cứ tin vào sự thật trước mắt, cứ thế mà mắng nhiếc nàng vợ tội nghiệp. Vũ Nương đã gắng hết lòng để nắm vững hạnh phúc gia thất, bày tỏ nỗi oan của mình để chứng tỏ rằng nàng chưa làm điều gì sai phép:" Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết, tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót...". Thế nhưng những lời lẽ ấy lại chẳng hề làm lung lay cái suy nghĩ nông cạn của người chồng rằng vợ mình đã thất tiết. Nàng đau đớn, thất vọng tột cùng vị bị nghi oan bất công, vì nàng thật sự đã vô cùng bất lực, dường như đã không còn giữ vững hạnh phúc gia đình:" Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió...đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa". Trớ trêu thay, lời nguyện của nàng vẫn chẳng thể giúp nàng thoát ra sự oan ức, cuối cùng, vì muốn bảo toàn danh dự cũng như muốn chứng minh sự oan khuất của mình thêm lần nữa, nàng đã tự vẫn trên bến sông Hoàng Giang lặng lẽ, kết thúc đi một cuộc đời nghiệt ngã, đau thương.Qua những tình tiết kịch tính của câu chuyện, nhà văn đã cho thấy những nỗ lực hết mình của Vũ Nương nhưng đáp lại là một câu trả lời đầy oan ức cho nàng, để rồi nàng đành phải ngậm ngùi nhận lấy đau thương mà tìm đến cái chết để minh chứng cho sự trong sạch của nàng. Cái chết của Vũ Nương đã gây nên màn tính kịch cho câu chuyện lên đến đỉnh cao của tác phẩm.Đến khi chàng Trương Sinh ngộ nhận ra vấn đề thì đã quá muộn màng. Là khi đứa con của chàng chỉ chiếc bóng trên tường và nói rằng: " A! Cha Đản đã đến kia kìa!" thì mọi chuyện mới được sáng tỏ. Ở hình tượng chiếc bóng còn vạch trần chế độ phong kiến tồi tàn khi xưa, chỉ một "chiếc bóng" mà có thể quyết định được số phận của một con người, đã đẩy Vũ Nương đến b i kịch không lối thoát. Ngoài ra, nhà văn đồng thời còn tố cáo những cuộc chiến tranh phi nghĩa, những cuộc chiến tranh toàn đem đến sự chết chóc, đau thương, cha mẹ phải xa con cái, vợ chồng phải xa nhau.Khi đọc đến đây, ta vẫn cảm thấy mất mát cho cái chết của Vũ Nương: một người vợ ngoan hiền, một người con dâu thảo hiếu nhưng lại có kết thúc bi thương. Nhưng với sự sáng tạo độc đáo của Nguyễn Dữ, ông đã mở ra một cuộc sống mới ở dưới thủy cung cho Vũ Nương bằng những yếu tố "thắt nút, mở nút" cho câu chuyện. Mặc dầu nàng đã chết, được trời đất chứng giám và dưới vòng tay ân nghĩa của Linh Phi nhưng nàng vẫn mang trong mình nỗi oan thất tiết. Khi chồng nàng lập ra đàn giải oan thì nàng vẫn chỉ hiện về với Trương Sinh như một lời từ biệt rồi nàng lại biến đi mất vì vốn cuộc sống khắc nghiệt nơi trần gian không chứa chấp nàng.Chúng ta thấy rằng, hình tượng nhân vật Vũ Nương cũng là một bức họa tiêu biểu cho thân phận của những người phụ nữ xưa đó. Họ là những người mẹ, người vợ đảm đang, ngoan hiền song lại phải có số phận đau thương, bi kịch trong cái xã hội cũ.Trong cuộc sống ngày nay cũng như vậy, người phụ nữ trong gia đình luôn đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Họ không chỉ là những người mẹ, người vợ luôn chu đáo, ngoan ngoãn mà còn là một bậc thầy, một người chỉ dạy, hướng dẫn những đứa trẻ về những điều hay lẽ phải, là người truyền lại cho trẻ những nhân cách tốt đẹp khi còn chập chững biết đi. Do vậy, người phụ nữ trong gia đình lại càng nên được coi trọng hơn hết.
Bạn đang đọc truyện trên: ZingTruyen.Fan